Ngày đăng: 16:45 03/06/2024 - Lượt xem: 377
Đau nhức xương khớp hiện nay rất phổ biến đặc biệt là đối với người cao tuổi. Những cơn đau này thường trở nên trầm trọng hơn khi thay đổi thời tiết: như trời mưa, lạnh hoặc độ ẩm cao. Vậy làm thế nào để giảm bớt cảm giác đau này một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất? Hãy cùng Nano Group khám phá mẹo trị đau nhức xương khớp nhé!
Bệnh đau nhức xương khớp là tình trạng mà các khớp xương, dây chằng, gân, xương và cơ bắp suy yếu, gây ra cảm giác đau nhức và ảnh hưởng đến khả năng vận động và di chuyển hàng ngày của người bệnh. Mặc dù thường gặp ở người cao tuổi, nhưng hiện nay, người trẻ cũng không tránh khỏi tình trạng này, đặc biệt là do áp lực từ quá trình học tập và làm việc.
Đau nhức các khớp xương gây ra cảm giác khó chịu mỗi khi hoạt động
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau nhức xương khớp. Để đạt được kết quả tốt nhất trong điều trị, việc xác định nguyên nhân cụ thể của bệnh là rất quan trọng và thường yêu cầu một quá trình điều trị kéo dài. Các nguyên nhân có thể kể đến như nguyên nhân do bệnh lý và nguyên nhân không do bệnh lý cụ thể như sau:
Thoái hóa khớp là tình trạng mãn tính gây tổn thương sụn và mô mềm quanh khớp. Triệu chứng đau xuất hiện khi cử động và giảm khi nghỉ ngơi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng hơn và gây nhiều biến chứng, khiến người bệnh đau nhiều và gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn mãn tính, gây viêm ở màng hoạt dịch của khớp. Bệnh làm cho các khớp bị sưng, nóng, đỏ và đau. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh có nguy cơ bị tàn phế và tổn thương đến nhiều cơ quan khác như mắt, tim, phổi, da và mạch máu.
Đây là một bệnh tự miễn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể. Hầu hết người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, xuất hiện tổn thương da như phát ban hình cánh bướm, sưng đau khớp và sốt.
Đây là bệnh viêm khớp mãn tính, đặc trưng bởi tổn thương ở khớp cùng chậu, cột sống, các khớp ngoại và điểm bám gân. Nếu không điều trị, bệnh có thể gây dính cứng khớp và đốt sống, dẫn đến hạn chế vận động và tàn phế theo thời gian.
Đây là bệnh viêm khớp ở người mắc vảy nến, gây đau, cứng và sưng khớp. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào, từ ngón tay, cột sống đến hệ tiêu hóa, với mức độ từ nhẹ đến nặng.
Bệnh gout (gút hoặc thống phong) là một loại viêm khớp phổ biến, gây ra những cơn đau đột ngột và dữ dội tại các khớp ngón chân, ngón tay và đầu gối. Cơn đau thường kèm theo sưng đỏ, khiến người bệnh khó di chuyển.
Khi trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể, nó có thể tấn công các khớp xương, gây ra lao xương khớp. Bệnh thường xảy ra ở các khớp trục như cột sống, khớp háng và khớp gối. Nếu không được điều trị kịp thời, lao xương khớp có thể dẫn đến bại liệt.
Loãng xương là tình trạng giảm mật độ và chất lượng xương, khiến xương giòn và dễ gãy. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu không rõ nguyên nhân, giảm chiều cao và có thể bị cong vẹo cột sống. Những dấu hiệu này thường không được nhận biết ngay lập tức.
Viêm gân là tình trạng khi gân bị viêm hoặc tổn thương, thường gây ra đau nhức và đôi khi sưng tại vị trí gân bị ảnh hưởng. Mọi gân trong cơ thể đều có thể bị viêm, nhưng các biểu hiện thường xuất hiện ở những vị trí thường xuyên phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại, như vai, cổ tay và các ngón tay...
Một số nguyên nhân do bệnh lý dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp
>>> Xem thêm: Sữa cho người già bị xương khớp
Các chấn thương trong hoạt động thể chất như trật khớp, bong gân cũng gây đau nhức và sưng tấy ở xương khớp, làm hạn chế cử động. Mức độ đau nhức phụ thuộc vào mức độ chấn thương và sẽ giảm dần trong quá trình phục hồi.
Sức chịu đựng của xương khớp có hạn. Do đó, ép buộc xương khớp thực hiện các hoạt động như khuân vác, chạy nhảy, tập thể dục, thể thao, hoặc thậm chí là ngồi hoặc đứng lâu trong thời gian dài có thể gây đau mỏi và tăng nguy cơ thoái hóa sớm.
Các tư thế sinh hoạt và làm việc không đúng có thể gây đau và tổn thương cho xương khớp. Vì vậy, tránh ngồi gù lưng, gập gối, nghiêng đầu sang một bên, ngồi bắt chân, hoặc nằm đè lên tay trong thời gian dài.
Sự thay đổi áp suất khí quyển có thể làm cơ và gân co lại hoặc giãn ra, gây đau xương khớp. Đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh, dịch nhầy trong bao hoạt dịch khớp trở nên đặc và dày hơn, khiến khớp căng cứng và khó di chuyển, làm tăng cảm giác đau khớp.
Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể làm giảm độ dẻo dai, đàn hồi và linh hoạt của xương khớp theo thời gian. Vì vậy, khi bạn già đi, các cơn đau và nhức xương khớp xuất hiện thường xuyên hơn.
Người thường uống rượu, bia hoặc hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc các bệnh lý xương khớp. Đau nhức ở khớp là biểu hiện đầu tiên. Chất kích thích cũng làm gián đoạn quá trình trao đổi chất, làm cho thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
Một số nguyên nhân không do bệnh lý dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp
Trên đây là một số nguyên nhân gây đau xương khớp. Nếu bạn đang tìm kiếm sữa dành cho người mắc bệnh này, sữa Hạt N1-MEALNUTS BONE JOINT là sự lựa chọn hoàn hảo. Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như yến mạch, gạo lứt, đậu đỏ, đậu Hà Lan, bí đỏ, óc chó, hạt hồ đào, dẻ cười và í dĩ, giúp bảo vệ sức khỏe của người bệnh. Thêm vào đó, dây thìa canh trong sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết, cung cấp chất béo không no tốt cho tim mạch, và tăng cường hệ miễn dịch.
Để quá trình đau nhức xương khớp được thuyên giảm nhanh hơn, ngoài việc uống sữa bạn có thể kết hợp thêm một số trị xương khớp tại nhà. Hãy cùng Nano Group đón đọc phần nội dung dưới đây nhé!
Dưới đây là một số mẹo trị đau nhức xương khớp tại nhà mà dễ thực hiện, tuy nhiên, bạn nên dành chút thời gian và sự kiên trì:
Nghỉ ngơi là mẹo trị đau nhức xương khớp đơn giản nhất để giảm đau nhức xương khớp tại nhà. Người bệnh có thể lựa chọn tư thế nằm thoải mái nhất để giảm áp lực lên vùng đau. Khoảng thời gian nghỉ ngơi không nên kéo dài quá 48 giờ. Sau khi cảm thấy nhẹ nhàng hơn, hãy bắt đầu vận động nhẹ nhàng và dần dần tăng cường cường độ.
Lựa chọn tư thế ngồi hoặc nằm thoải mái
Đau nhức xương khớp thường do tư thế sai trong sinh hoạt và công việc gây ra. Mẹo trị đau nhức xương khớp là duy trì tư thế đúng có thể giảm áp lực lên khớp và ngăn ngừa sự tổn thương tăng lên. Điều này cũng là một phương pháp trị đau nhức xương khớp tại nhà mà không cần dùng đến thuốc. Bạn có thể tham khảo một số tư thế như sau:
- Ngồi thẳng trên ghế mà không bắt chéo chân và hạn chế ngả người hoặc cúi đầu về phía trước.
- Trong tư thế nằm, sử dụng gối để hỗ trợ giữa hai đầu gối và dưới phần thắt lưng giúp giảm áp lực và giữ cơ thể trong tư thế thoải mái nhất.
>>> Xem thêm: Đau xương khớp kiêng ăn gì? 12 thực phẩm nên tránh
Trong số các mẹo trị đau nhức xương khớp, xoa bóp là một phương pháp giúp giảm co cơ và kích thích lưu thông máu để làm giảm đau. Người đau xương khớp có thể sử dụng tay hoặc sử dụng tinh dầu như bạc hà, tràm để thực hiện xoa bóp trong khoảng 10 phút mỗi lần và lặp lại 2 lần mỗi ngày. Điều này có thể mang lại sự nhẹ nhàng và dịu êm cho vùng đau.
Mẹo chữa đau nhức xương khớp là chườm ấm có thể mang lại hiệu quả rất tốt. Chườm nhiệt giúp kích thích lưu thông máu, giảm cảm giác tê bì và làm giảm đau. Người bệnh có thể sử dụng chai nước ấm, túi chườm hoặc khăn ấm để chườm lên vị trí đau nhức trong khoảng 15 phút để cảm nhận sự nhẹ nhàng và sự giảm đau.
Chườm nóng giúp kích thích lưu thông máu làm giảm đau nhức
Thói quen ngâm chân trước khi đi ngủ không chỉ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngâm chân trong nước muối cũng giúp đảm bảo lưu thông máu và loại bỏ độc tố từ cơ thể, đồng thời kích thích hệ thống tuần hoàn. Để thực hiện, bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu nước ấm và hòa vào đó một nắm muối hạt. Sau đó, ngâm chân trong khoảng 15 phút, sau đó lau khô và giữ ấm chân để tận hưởng lợi ích của liệu pháp này.
Bên cạnh việc ngâm chân với nước muối, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp ngâm chân với nước gừng. Đầu tiên, bạn cần rửa sạch gừng tươi, sau đó thái lát hoặc đập dập và cho vào nồi nước đun sôi trong khoảng 5 phút. Sau đó, hãy để nước gừng nguội một chút và sau đó đổ ra để nước trở nên ấm ấm. Tiếp theo, bạn có thể ngâm chân trong nước gừng này trong khoảng 15 phút để tận hưởng lợi ích của phương pháp này.
Tắm nước muối cũng là mẹo trị đau nhức xương khớp tại nhà không cần sử dụng thuốc khá đơn giản. Bạn chỉ cần hòa một ít muối hạt vào nước tắm và tận hưởng lợi ích của liệu pháp này.
Tắm nước muối cũng là một biện pháp trị đau xương khớp tại nhà không cần sử dụng thuốc khá đơn giản. Bạn chỉ cần hòa một ít muối hạt vào nước tắm và tận hưởng lợi ích của liệu pháp này.
Ngải cứu được coi là một trong những loại cây thuốc nam phổ biến được sử dụng để trị đau nhức xương khớp. Cây này có tác dụng chống viêm, giảm đau và giảm cảm giác tê bì. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần rửa sạch và để ráo 100g lá ngải cứu tươi, sau đó rang nóng với một nắm muối hạt. Sau khi hỗn hợp đã nguội, bạn có thể bọc nó vào một mảnh vải sạch và áp dụng lên vùng đau trong khoảng 20 phút để tận hưởng hiệu quả của liệu pháp này.
Ngải cứu có tác dụng chống viêm giảm đau
Lá lốt thường xuất hiện trong các phương pháp chữa bệnh xương khớp theo y học dân gian. Cây này được biết đến với khả năng chống viêm, giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần rửa sạch và để ráo 300g lá lốt. Sau đó, giã nát lá lốt và rang nóng với một nắm muối hạt. Khi hỗn hợp đã nguội, bạn có thể bọc nó vào một mảnh khăn sạch và áp dụng lên vùng đau trong khoảng 15 phút để tận hưởng lợi ích của liệu pháp này.
Cây bồ công anh chứa lượng lớn canxi và magiê, phù hợp cho người mắc các vấn đề như đau nhức xương khớp và loãng xương. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần rửa sạch và để ráo 300g hoa bồ công anh tươi, sau đó cho chúng vào một lọ thủy tinh. Tiếp theo, đổ dầu hạnh nhân hoặc dầu ô liu vào lọ sao cho hoa được ngập trong dầu và đậy kín lọ. Sau đó, đặt lọ nơi có ánh nắng mặt trời cho đến khi hoa bồ công anh chuyển sang màu nâu. Khi đó, bạn lọc lấy dầu và đổ vào một lọ thủy tinh khác để bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. Sử dụng dầu này để xoa bóp lên các vùng xương khớp bị đau để có hiệu quả tốt nhất.
Để chuẩn bị thuốc từ ngũ gia bì, bạn cần lấy vỏ thân cây, loại bỏ lớp vỏ ngoài và rửa sạch. Tiếp theo, thái nhỏ và phơi khô vỏ thân cây. Sau đó, sao vàng vỏ thân cây và tán thành bột mịn. Sau khi chuẩn bị bột ngũ gia bì, bạn lấy 100g bột này ngâm trong 1 lít rượu trắng 45 độ trong khoảng 10 ngày. Cuối cùng, uống mỗi ngày 1 ly thuốc này để hỗ trợ giảm đau và nhức xương khớp.
Cây dây đau xương chứa Ancaloit, có tính chất chống viêm và giảm đau, hỗ trợ trong việc trị thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm. Cách sử dụng như sau: Rửa sạch và để ráo 100g cây dây đau xương. Sau đó, giã nát cây dây đau xương và tẩm cùng rượu trắng 40 độ. Đun nóng hỗn hợp và chườm vào vị trí đau.
Dây đau xương giúp chống viêm, giảm đau
Cây xấu hổ thường được sử dụng để giảm đau lưng, đau đầu gối và các vấn đề liên quan đến xương khớp. Để thực hiện, bạn cần rửa sạch 120g rễ cây xấu hổ, thái thành miếng và phơi khô. Sau đó, ngâm rễ cây vào rượu trắng 40 độ và rang nóng. Tiếp theo, đun hỗn hợp này cùng 600ml nước cho đến khi còn 1/3 lượng nước, sau đó tắt bếp. Chắt lấy nước và chia thành 2 lần uống trong ngày.
Vừa rồi, NANOGROUP đã cung cấp cho bạn các mẹo trị đau nhức xương khớp. Hy vọng có thể giúp bạn được phần nào trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi có các dấu hiệu đau nhức, tê bì, hãy đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế để có hướng dẫn điều trị tốt nhất nhé!