Ngày đăng: 13:37 14/06/2024 - Lượt xem: 161
Loãng xương là một bệnh lý thường gặp khi tuổi càng cao. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là những triệu chứng và dấu hiệu bệnh loãng xương? Cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Dấu hiệu loãng xương cần biết để phát hiện bệnh
Loãng xương (xốp xương, giòn xương) là tình trạng mật độ xương giảm khiến xương liên tục mỏng dần, lâu ngày sẽ khiến xương giòn hơn và dễ bị tổn thương hơn. Tuổi càng cao thì quá trình tạo xương, hủy xương sẽ càng dễ xảy ra rối loạn và dẫn đến giảm mật độ xương. Do đó, nên sớm nhận biết các triệu chứng, dấu hiệu loãng xương và can thiệp kịp thời để làm chậm quá trình lão hóa xương khớp.
Hình ảnh xương bình thường và loãng xương
Bệnh thường không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, loãng xương chỉ biểu hiện khi đã xuất hiện những biến chứng sau.
Một trong những triệu chứng phổ biến và nguy hiểm trong loãng xương là gay nén đốt sống. Khi các đốt sống ở xương cột sống bị nén, ép tạo thành vết gãy nhỏ gây đau nhức, khó chịu và việc đi lại cũng khó khăn hơn. Thậm chí có thể làm giảm chiều cao từ 2cm trở lên.
Tình trạng này xuất hiện sẽ gây suy giảm các mô xương và mật độ xương, điều này làm gia tăng nguy cơ gãy đốt sống khi người bệnh khiêng vác vật nặng hoặc vận động mạnh.
Gù lưng, giảm chiều cao là những dấu hiệu loãng xương phổ biến
Đối với những người lão hóa, quá trình tạo xương bị suy giảm dẫn đến tình trạng không theo kịp tốc độ mất xương khiến cho xương trở nên yếu và dễ gãy hơn. Gãy xương có thể xảy ra khi té ngã hay va đập mạnh, nghiêm trọng hơn là bệnh tiến triển nặng thì việc ho mạnh hay hắt hơi cũng có thể làm xương bị gãy.
Đây cũng là một trong những biểu hiện của bệnh loãng xương hay gặp phải. Khi xuất hiện triệu chứng này, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội hoặc đau âm ỉ ở lưng, nặng hơn là khiến người bệnh không thể đứng thẳng lưng. Đau lưng cấp tính và mạn tính thường xuất hiện đột ngột và kéo dài trong vài ngày đến vài tuần. Sau đó chuyển giai đoạn mạn tính nếu không điều trị kịp thời.
Đau dọc các xương dài và xương cẳng chân là một trong những dấu hiệu loãng xương thường hay gặp phải. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, mỏi nhiều, nhất là ở các xương dài. Đây là biểu hiện của việc giảm mật độ xương, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến các xương dài khiến chúng dễ gãy hơn. Ngoài ra, gãy xương dài chỉ xảy ra ở phần đầu xương mà không gãy ở phần giữa xương, điều này khiến cho người bệnh cảm giác đau dọc xương dài, xương cẳng chân.
Loãng xương thường gặp ở người cao tuổi
Chuột rút và đau mỏi cơ cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu hụt canxi. Khi tình tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương. Một số trường hợp còn gây nứt gãy xương cột sống, dẫn đến tình trạng các dây thần kinh trong cột sống bị chèn ép gây rối loạn thần kinh cơ dẫn đến đau mỏi cơ.
Một trong những dấu hiệu của loãng xương phổ biến là gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực và thay đổi tư thế. Tình trạng này xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc và thể tích lồng ngực, làm tăng áp lực đường thở và hạn chế khả năng mở rộng của phổi, khiến người bệnh hay mệt mỏi, chóng mặt, khó thở,...
Bên cạnh việc tìm hiểu dấu hiệu loãng xương, những đối tượng có nguy cơ cao cũng nên tìm hiểu về cách phòng ngừa loãng xương. Dưới đây là một số cách phòng tránh loãng xương hiệu quả.
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương có thể kể đến như:
Các nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương
Loãng xương sẽ được phân loại dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào kết quả đo mật độ xương, bác sĩ sẽ tiến hành chia bệnh thành nhiều mức độ khác nhau. Mỗi phân loại sẽ cho thấy sự tiến triển, mức độ nghiêm trọng của từng người bệnh. Cụ thể:
Tình trạng này xuất hiện là do sự lão hóa (vấn đề tuổi tác) hoặc hiện tượng mãn kinh ở nữ giới tuổi trung niên. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng giữa tế bào xương mới và các mô xương bị hủy, lâu ngày dẫn đến tình trạng giảm mật độ xương, bao gồm:
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương ở nữ giới sau mãn kinh đó là do bị suy giảm nội tiết tố estrogen và suy giảm lượng hormone tuyến cận giáp trạng cùng với việc tăng thải canxi niệu đã góp phần khiến mật độ xương trở nên thưa dần. Thông thường, loãng xương sau mãn kinh sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến nữ giới ở độ tuổi trung niên từ 50 - 55 tuổi.
Những triệu chứng đặc trưng có thể kể đến như:
Khi tuổi đã cao (trên 70 tuổi), dù là nam giới hay nữ giới cũng phải đối mặt với tình trạng loãng xương. Lúc này, khả năng chuyển hóa canxi cũng như các dưỡng chất cho xương dần suy yếu và quá trình tạo xương - hủy xương bị mất cân bằng. Từ đó, gia tăng nguy cơ bị loãng xương.
Loãng xương ở tuổi già có đặc điểm như:
Đây là nguyên nhân được xác định rõ ràng. Tình trạng loãng xương thứ phát này chủ yếu liên quan đến các bệnh mạn tính hoặc do thói quen sử dụng thuốc không đúng chỉ định.
Một số bệnh lý mạn tính chủ yếu dẫn tới loãng xương thứ phát như:
Mắc các bệnh lý cột sống cũng là nguyên nhân dẫn đến loãng xương
Bạn có thể khắc phục tình trạng bệnh nếu tuân thủ những điều sau:
Sữa hạt N1-MEALNUTS BONE JOINT có chiết xuất 100% thiên nhiên với đầy đủ chất dinh dưỡng cùng các lợi ích tuyệt vời sau:
Trong đó chứa các thành phần quý hiếm như:
Sữa Hạt N1-Mealnuts Bone Joint có sẵn hộp giấy 16 gói
>>Xem thêm Sữa Hạt N1-Mealnuts Bone Joint tại đây
Loãng xương là một bệnh lý vô cùng phổ biến, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, người bệnh cần được thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra, phòng ngừa, kịp thời phát hiện, điều trị bệnh loãng xương, cũng như các bệnh lý khác. Nếu còn thắc mắc gì về dấu hiệu loãng xương hoặc cần sự tư vấn bổ sung chất dinh dưỡng hãy liên hệ NanoGroup để được trao đổi kỹ hơn.