Bệnh tiểu đường có mấy tuýp? Tiểu đường tuýp nào nặng nhất?

Ngày đăng: 15:45 03/06/2024 - Lượt xem: 472

Nhiều người khi mắc bệnh tiểu đường thường băn khoăn không biết mình bị tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2. Tiểu đường tuýp nào nặng nhất? Để phân biệt tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, tiểu đường tuýp mấy là nặng nhất, hãy tham khảo bài viết dưới đây. 

Tiểu đường tuýp nào nặng nhất?
Tiểu đường tuýp nào nặng nhất?

Tìm hiểu về bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là một căn bệnh chuyển hóa gây tăng đường huyết. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không thể đưa đường từ máu vào các tế bào dẫn đến lượng đường trong máu cao. Glucose là dạng đường được tìm thấy trong máu, đây là một trong những nguồn năng lượng chính của cơ thể. Việc không tạo ra đủ insulin, thiếu insulin hoặc kháng insulin khiến đường tích tụ trong máu sẽ gây nên nhiều vấn đề sức khỏe.

Đường huyết cao do đái tháo đường không được điều trị sẽ làm gây hại cho dây thần kinh, mắt, thận và các cơ quan khác. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về bệnh đái tháo đường và thực hiện biện pháp ngăn ngừa sẽ giúp bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Theo thống kê, tại Việt Nam đã có hơn 5 triệu người bị đái tháo đường, con số này chiếm tỷ lệ ca bệnh nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á và đây cũng là bệnh lý nằm trong 4 nhóm bệnh gây biến chứng nguy hiểm nhất cho sức khỏe con người. 

Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế vào năm 2015, trên toàn quốc số bệnh nhân bị đái tháo đường ở trong độ tuổi từ 18 - 69 là 4,1%, trong khi đó tiền đái tháo đường là 3,6%.

Tiểu đường là một căn bệnh xuất hiện khá phổ biến hiện nay
Tiểu đường là một căn bệnh xuất hiện khá phổ biến hiện nay

>>> Xem thêm: Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường là bao nhiêu?

Bệnh đái tháo đường có mấy tuýp? Phân loại bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường tuýp 1

Bệnh đái tháo đường tuýp 1 là dạng rối loạn tự miễn dịch do hệ thống miễn dịch trong cơ thể tấn công nhầm, dẫn đến làm phá hủy chính các tế bào beta khỏe mạnh trong tuyến tụy tạo ra insulin). Khoảng 5 - 10% người bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 với triệu chứng xuất hiện nhanh chóng và thường được phát hiện chủ yếu ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên. Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 sẽ cần sử dụng đến insulin mỗi ngày để có thể tồn tại. 

Bệnh đái tháo đường tuýp 2

Bệnh đái tháo đường tuýp 2 là do đề kháng insulin, có nghĩa là cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả dẫn đến kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn cho đến khi chúng không thể theo kịp nhu cầu. Sau đó, khả năng sản xuất insulin giảm làm cho lượng đường trong máu cao. Có khoảng 90 - 95% người bệnh mắc bệnh tiểu đường thuộc tuýp 2. 

Thông thường, bệnh này phát triển theo thời gian và được chẩn đoán ở người trưởng thành. Tuy nhiên, ngày càng phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên. Có thể bạn không phát hiện bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy việc quan trọng là bạn phải thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu nếu có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể được ngăn ngừa hoặc trì hoãn bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh, như:

  • Giảm cân.
  • Ăn uống thực phẩm lành mạnh.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Đái tháo đường thai kỳ

Bệnh đái tháo đường thai kỳ là một căn bệnh phát triển ở phụ nữ mang thai chưa từng mắc bệnh đái tháo đường trước đây. Nếu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, nguy cơ mắc các vấn đề liên quan về sức khỏe của thai nhi sẽ tăng lên. 

Thông thường, căn bệnh này sẽ biến mất sau khi thai nhi ra đời nhưng nó cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai. Thai nhi sẽ có khả năng phát triển béo phì ở tuổi niên thiếu và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh đái tháo đường

Biến chứng của bệnh tiểu đường sẽ phát triển theo thời gian. Việc kiểm soát lượng đường trong máu kém sẽ tăng nguy cơ biến chứng, thậm chí đe dọa đến tính mạng con người. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết mắc bệnh đái tháo đường.

  • Đi tiểu nhiều và thường xuyên vào ban đêm.
  • Khát nước nhiều.
  • Giảm cân tự nhiên mà không cần nỗ lực.
  • Có tầm nhìn mờ, thấy đốm đen, hay nhức mỏi hoặc chảy nước mắt.
  • Tim đập nhanh, đau ngực.
  • Hay bị đau chân khi đi bộ.
  • Cảm thấy rất mệt mỏi.
  • Có làn da rất khô.
  • Có vết loét lành chậm.
  • Bị tê hoặc ngứa ran bàn tay hay bàn chân.
  • Tình trạng nhiễm trùng tăng cao hơn so với mức bình thường.

Tim đập nhanh, đau ngực là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Tim đập nhanh, đau ngực là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Bệnh đái tháo đường tuýp nào nặng nhất?

Tiểu đường tuýp nào nặng nhất? Trong các loại bệnh đái tháo đường thì bệnh đái tháo đường tuýp 1 được xem là nặng nhất, đặc biệt là nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách. Bệnh đái tháo đường tuýp 1 là loại bệnh tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công tế bào beta trong tuyến tụy làm suy giảm sản xuất insulin.

Vì insulin là hormone quan trọng trong việc điều hòa đường huyết bằng cách chuyển glucose từ máu vào trong các tế bào để dùng làm năng lượng nên khi cơ thể không cung cấp đủ insulin thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao làm dẫn đến các biểu hiện như đau đầu, mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều, nghiêm trọng hơn như hội chứng DKA (Diabetic Ketoacidosis), một tình trạng nguy hiểm gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh đái tháo đường tuýp 1 phát hiện ở tuổi trẻ, đặc biệt trong thời kỳ trẻ em hoặc tuổi vị thành niên. Dù là tiểu đường tuýp nào nặng nhất thì người bệnh cũng đều có thể kiểm soát được và bệnh càng kiểm soát tốt thì nguy cơ giảm tuổi thọ càng thấp.

Các biện pháp kiểm soát bệnh bệnh đái tháo đường

Dù tiểu đường tuýp nào nặng nhất thì cũng phải chịu đựng những cơn đau, khó chịu về sức khỏe, tinh thần và tốn kém nhiều chi phí để chữa bệnh. Để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường bạn cần thay đổi lối sống để có thể ngăn ngừa đái tháo đường một cách tốt nhất.

Kiểm soát bệnh bằng thuốc tây

Nhiều người bệnh tiểu đường tuýp 2 thay vì uống thuốc tây y thì chuyển sang sử dụng thuốc dân gian. Điều này khiến quá trình kiểm soát đường huyết càng thêm khó khăn. Bệnh đái tháo đường xảy ra khi insuline hoạt động không hiệu quả hoặc không cung cấp đủ insuline. Vì vậy người bệnh cần điều trị bằng thuốc tây y và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường. 

Chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị, kiểm soát bệnh. Theo đó, người bệnh nên ăn uống khoa học nên cân bằng các nhóm chất như: tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin, khoáng chất. Và nên ăn rau luộc vào đầu bữa, ăn nhiều bữa nhỏ, ăn thịt cá trước hoặc cùng lúc ăn tinh bột và không ăn nhiều vào bữa tối.

Nên hạn chế ăn những thực phẩm quá ngọt, giàu chất béo. Ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại hạt như đậu phộng, óc chó, hạt dẻ,...

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn uống lành mạnh
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn uống lành mạnh

Chế độ tập luyện

Ngoài việc ăn uống và dùng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh đái tháo đường nên thường xuyên vận động và luyện tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Vận động hợp lý sẽ giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, lưu thông khí huyết đồng thời cải thiện giấc ngủ và tâm trạng tốt hơn. 

Người bị bệnh tiểu đường nên tập thể dục thường xuyên
Người bị bệnh tiểu đường nên tập thể dục thường xuyên

Thói quen sinh hoạt

Người bệnh đái tháo đường cần có kế hoạch sinh hoạt lành mạnh, không thức khuya, ăn ngủ đúng giờ giấc, không hút thuốc lá, không dùng chất kích thích (rượu, bia,...).

Kiểm tra, chăm sóc đôi chân mỗi ngày để có thể tránh tổn thương dây thần kinh hay mạch máu ở chân.

Bổ sung các loại sữa cho người tiểu đường

N1-Mealnuts Diapro là sản phẩm thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt N1-Mealnuts Diapro bổ sung một số vitamin và khoáng chất tự nhiên cho cơ thể. Ngoài ra trong thành phần còn chứa protein thực vật giúp dễ hấp thụ rất tốt cho việc cung cấp dinh dưỡng thiếu hụt do ăn kiêng quá mức. Thành phần của N1-Mealnuts Diapro được dùng cho chế độ ăn đặc biệt bao gồm: 

  • Một số loại hạt dinh dưỡng: đậu xanh, gạo lứt, yến mạch, đậu đỏ, đậu hà lan, bột bí đỏ, óc chó, hồ đào, hạt dẻ cười, hạt ý dĩ, hạt lạc,...  cung cấp protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường năng lượng và sức khỏe toàn diện.
  • Hạt óc chó: Chữa protein và nhiều chất xơ nên khi ăn sẽ có cảm giác no lâu từ đó giúp kiểm soát được cân nặng. Điều này cũng góp phần khá nhiều để ổn định về vấn đề bệnh tiểu đường.
  • Chiết xuất dây thìa canh: Có công dụng hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu.
  • Resveratrol: Giúp để phòng bệnh tiểu đường tuýp II, đồng thời hỗ trợ giảm biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra. 

Combo sữa hạt N1-MEALNUTS DIAPRO (tiểu đường) dạng hộp giấy

Combo sữa hạt N1-MEALNUTS DIAPRO (tiểu đường) dạng hộp giấy

>> Tham khảo link sản phẩm combo sữa hạt N1-Mealnuts-Diapro tại đây

Ngoài ra cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra lượng đường thường xuyên nhằm sàng lọc bệnh đái tháo đường. Đây là điều quan trọng để người bệnh tiền đái tháo đường có cơ hội ngăn bệnh tiến triển nhanh sang tiểu đường.

Trên đây là bài viết giải đáp tiểu đường tuýp nào nặng nhất đã giúp bạn có câu trả lời lời.  Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về bệnh tiểu đường tuýp nào nặng và một số biện pháp phòng tránh kịp thời. 

Facebook
Gọi ngay: 19008125