Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường là bao nhiêu?

Ngày đăng: 15:51 03/06/2024 - Lượt xem: 441

Tiền tiểu đường là tình trạng đường huyết tăng cao hơn mức bình thường nhưng chưa đạt mức chuẩn đoán bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu không thay đổi lối sống thì người mắc tiền tiểu đường cũng có khả năng phát triển thành bệnh tiểu đường. Vậy để hiểu hơn tiền tiểu đường là gì? Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường bao nhiêu là phù hợp? Phương pháp chẩn đoán điều trị và điều trị ra sao? Cùng theo dõi bài viết nhé!
Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường bao nhiêu mới phù hợp?

Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường bao nhiêu mới phù hợp?

Tiền tiểu đường là gì?

Tiền tiểu đường hay còn gọi là tiền đái tháo đường, đây là tình trạng đường trong máu cao hơn bình thường (ở người bình thường thì mức đường huyết trước khi ăn khoảng 90 - 130mg/dl và sau khi ăn dưới 180 mg/dl) nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Tại Việt Nam có khoảng 5,3 triệu người bị tiền đái tháo đường và dự kiến 2/3 số này (chiếm 70%) sẽ có thể chuyển thành bệnh đái tháo đường vào năm 2045. 
Tiền tiểu đường là tiền đái tháo đường

Tiền tiểu đường là tiền đái tháo đường, đây là tình trạng đường trong máu cao hơn bình thường

Dấu hiệu tiền tiểu đường

Đa phần bệnh tiền đái tháo đường sẽ không có triệu chứng, tuy nhiên ở một số người thì tiền đái tháo đường thể hiện qua các dấu hiệu sau đây.

  • Vùng da ở một số bộ phận trên cơ thể chẳng hạn như: cổ, nách, bẹn bị sẫm màu.
  • Tầm nhìn hạn chế, mắt mờ dần hoặc thị lực kém.
  • Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, tập trung kém nhưng không rõ nguyên nhân.

Ngoài ra, những đối tượng sau đây cũng có nguy cơ cao mắc tiền tiểu đường:

  • Người ít vận động.
  • Người có chỉ số khối cơ thể BMI lcao hơn 26kg/m2.
  • Người trên 45 tuổi.
  • Có người thân bị mắc bệnh đái tháo đường.
  • Phụ nữ mắc tiểu đường đang trong thời kỳ mang thai.
  • Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang, một số triệu chứng như kinh nguyệt không đều hoặc béo phì.
  • Người bị huyết áp cao.
  • Mỡ trong máu cao hơn so với chỉ số bình thường.
  • Người đã từng bị rối loạn lipid máu: giảm HDL cholesterol hay tăng triglycerid.

>>> Xem thêm: Mắc bệnh tiểu đường có chữa được không?

Nguyên nhân gây tình trạng tiền tiểu đường

Mặc dù vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh tiền tiểu đường nhưng yếu tố di truyền và tiền sử gia đình vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một số nguyên nhân nữa là do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể khiến đường (glucose) bị “tồn đọng”, không được xử lý đúng cách.

Theo y học, đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể và nó được tạo ra từ các loại thực phẩm mà chúng ta ăn mỗi ngày. Insulin cho phép đường đi vào tế bào và giúp giảm lượng đường trong máu. Insulin được sản xuất bởi 1 tuyến nằm phía sau dạ dày còn được gọi là tuyến tụy. Khi bạn ăn, tuyến tụy sẽ đóng vai trò chuyển insulin đến máu. Khi lượng đường trong máu bắt đầu giảm, tuyến tụy này sẽ làm chậm quá trình tiết insulin vào máu. Do đó, khi người bị tiền tiểu đường, quá trình này sẽ không hoạt động gây tích tụ đường trong máu vì:

  • Tuyến tụy không thể tạo đủ insulin.
  • Tế bào bắt đầu đề kháng với insulin hoặc không cho phép nhiều đường vào cơ thể.

Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường
Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường?

Tiền tiểu đường có gây nguy hiểm không?

Ảnh hưởng của đái tháo đường có thể xảy ra và không cần báo trước nếu người bệnh không điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, sống lành lạnh và tập thể dục thường xuyên. Hơn nữa, ngay cả khi chưa tiến triển thì một số người trên cơ địa bị rối loạn chuyển hóa sẽ có thể bị tăng huyết áp, mờ mắt, tăng cholesterol xấu, tổn thương tim, mạch máu, đột quỵ, gan nhiễm mỡ, tổn thương mắt, chân, các vấn đề về da và gây tổn thương thận. 

Tiền tiểu đường có gây nguy hiểm hay không?
Tiền tiểu đường có gây nguy hiểm hay không?

Tiền tiểu đường bao lâu mới thành tiểu đường?

Việc tiền tiểu đường có tiến triển thành tiểu đường hay không còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, nếu không thực hiện kế hoạch điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt thì 37% người mắc tiền tiểu đường sẽ tiến triển thành tiểu đường type 2 chỉ sau 4 năm. Tuy nhiên, nếu thay đổi lối sống thì thời gian từ tiền tiểu đường đến đái tháo đường có thể kéo dài lên tới 10 năm. Hơn nữa, khi tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục và thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể hoàn toàn ngăn chặn sự tiến triển của tiền tiểu đường.

Chỉ số đường huyết của tiền tiểu đường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường bao nhiêu? Chỉ số đường huyết trong máu thay đổi liên tục theo từng ngày thậm chí từng phút. Lúc nào trong máu cũng có 1 lượng đường nhất định, nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao sẽ gây nên bệnh đái tháo đường và làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác.

Chỉ số đường của người bình thường bao nhiêu?

Để xác định lượng đường trong máu là bao nhiêu, nhiều hay ít thì cần làm xét nghiệm để định lượng chỉ số đường huyết. Thực tế, chỉ số này sẽ thay đổi theo từng ngày, chẳng hạn đường huyết lúc đói, đường huyết sau khi đã ăn và đường huyết trước khi đi ngủ, HbA1C sẽ có sự khác biệt. 

Chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường sẽ là:

  • Thời điểm trước bữa ăn: Khoảng 90 - 130 mg/dl (tức 5 - 7,2 mmol/l).
  • Thời điểm sau ăn 1 - 2 tiếng: Dưới 180 mg/dl (10 mmol/l).
  • Thời điểm trước khi đi ngủ: Khoảng 100 - 150 mg/l (6 - 8,3 mmol/l).
  • HbA1C: < 5,7 %.

Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết của người tiểu đường bao nhiêu? Theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ - ADA dựa vào 1 trong 4 chỉ số sau đây để có thể xác định có bị mắc tiểu đường không:

  • Đo chỉ số Glucose lúc đói (khoảng 8 tiếng chưa ăn) ra kết quả >126 mg/dl (7 mmol/l) thì chứng tỏ đã bị tiểu đường. Lưu ý là bạn cần đo 2 lần liên tiếp để có được kết quả chính xác hơn bởi các thông số này đôi khi có những dao động lên xuống không đồng nhất. Trong trường hợp đo lại mà kết quả < 110 mg/dl (6,1 mmol/l) thì nên đem kết quả đến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
  • Nếu mức Glucose đo lúc đói khoảng 110 - 126 mg/dl (6,1 - 7 mmol/l) thì nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Nói cách khác đây chính là giai đoạn tiền tiểu đường. Có khoảng 40% người có chỉ số đường như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong vòng khoảng 4 - 5 năm sau. Do đó nếu đang trong khoảng chỉ số này thì bạn nên có lộ trình điều trị phù hợp để cân bằng chỉ số đường huyết cũng như phòng tránh bệnh tốt nhất.

Bảng đo chỉ số đường huyết giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường
Bảng đo chỉ số đường huyết giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường

Như vậy, chúng tôi đã giải đáp được cho bạn thắc mắc chỉ số đường huyết của người tiểu đường bao nhiêu rồi phải không?

Cách để phòng ngừa tình trạng tiền tiểu đường

Hiểu được chỉ số đường huyết của bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn có thể chủ động kiểm tra và kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Để ngăn ngừa bệnh tiền tiểu đường tiến triển thành đái tháo đường thì bạn hãy thực hiện các biện pháp sau:

Chế độ ăn uống lành mạnh: Chọn những thực phẩm có chất béo tốt, ít chất béo xấu, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, dầu từ thực vật, ăn các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cá, trái cây có chỉ số đường huyết thấp (sơ ri, nho, táo, bơ, bưởi, chuối, ổi,…), protein nạc có trong cá, thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc,...

Luyện tập thể dục: Hoạt động thể chất sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng, có thể đi bộ 30 phút mỗi ngày hoặc thực hiện các động tác vận động nhẹ để làm tăng vận chuyển oxy và các dưỡng chất đến tế bào, nhờ đó giúp hệ thống tim mạch cũng như quá trình chuyển hóa trong cơ thể được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, quá trình vận động cũng giúp kích thích các chất trong não bộ, từ đó giúp bạn cảm thấy thoải mái, giảm căng thẳng, lo lắng,...

Bổ sung các loại sữa dinh dưỡng cho người bị tiền tiểu đường như: Thực phẩm bổ sung N1-Mealnuts Healsure có các thành phần gồm:

  • Soy protein isolate, đậu xanh, hỗn hợp bột: hạt điều, hạnh nhân, óc chó, bột cacao, MUFA, PUFA, omega 3, omega 6, ProFat MCT, Chất xơ (Inulin, FOS), chiết xuất hồng sâm, yến sào, cung cấp nhiều Vitamin và khoáng chất tự nhiên.
  • Hồng sâm: Là một trợ thủ đắc lực giúp hỗ trợ hồi phục sức khỏe nhanh chóng, đặc biệt cho những người mới ốm dậy hoặc đang điều trị lâu dài bằng kháng sinh. Ngoài ra trong thành phần này còn giúp cải thiện khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, cải thiện sức khỏe, đồng thời tăng cường lưu thông máu, cải thiện trí nhớ, chống oxy hóa một cách hiệu quả, đặc biệt tốt cho người hay mất ngủ. 
  • Yến sào: Đây là thành phần có rất nhiều công dụng, đặc biệt rất tốt cho người mới ốm dậy, người bị các vấn đề về tiểu đường bởi thành phần này có nguồn protein và khoáng chất dồi dào. Ngoài ra, yến sào còn cung cấp nhiều năng lượng cũng như tham gia vào quá trình tái tạo tế bào. 
  • Đạm thực vật: Chứa ít hàm lượng chất béo và Cholesterol nên tốt cho sức khỏe tim mạch, nó được tìm thấy nhiều trong các loại đậu, rau xanh,... 

    Sữa N1-Mealnuts Healsure phục hồi sức khỏe, hỗ trợ cho người bị tiểu đường

Sữa N1-Mealnuts Healsure phục hồi sức khỏe, hỗ trợ cho người bị tiểu đường

>> Tham khảo link sản phẩm tại đây

Phát hiện tiền tiểu đường sớm là cơ hội để người bệnh có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Vì vậy, khi biết được chỉ số đường huyết tiền tiểu đường thì người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, có lối sống khoa học và bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe. 

Facebook
Gọi ngay: 19008125