Làm xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không?

Ngày đăng: 14:22 03/06/2024 - Lượt xem: 465

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là một căn bệnh mãn tính nguy hiểm gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến các biến chứng khó lường cho những bộ phận khác. Ở giai đoạn đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên càng khó phát hiện. Vậy nếu làm xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không? Cùng làm rõ vấn đề qua bài viết này.

Vì sao nên xét nghiệm phát hiện bệnh tiểu đường sớm?

Trong giai đoạn khởi phát, bệnh tiểu đường không có biểu hiện lâm sàng đặc biệt nên người bệnh rất khó phát hiện. Đến khi các triệu chứng đã bộc phát thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn biến chứng. Vì vậy, xét nghiệm máu tiểu đường sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh:

  • Nếu phát hiện sớm bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ được điều trị sớm và có thời gian chuẩn bị tâm lý cho quá trình điều trị.
  • Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro của những loại biến chứng nghiêm trọng như suy thận, tim mạch, tổn thương thần kinh,...
  • Xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm sẽ giúp người bệnh sớm điều chỉnh lại lối sống, chế độ dinh dưỡng, tăng cường vận động để kiểm soát đường huyết.
  • Nếu giảm được nguy cơ biến chứng nhờ điều trị bệnh tiểu đường từ những giai đoạn đầu thì người bệnh sẽ tiết kiệm được chi phí khám, chữa bệnh.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai, xét nghiệm để chẩn đoán nguy cơ tiểu đường sẽ giúp các mẹ một thai kỳ khỏe mạnh.

Đối với bệnh tiểu đường, phát hiện càng sớm càng có nhiều thời gian để điều trị, kiểm soát đường huyết và ngăn chặn biến chứng của bệnh.

Nên xét nghiệm bệnh tiểu đường sớm để phát hiện và điều trị kịp thời
Nên xét nghiệm bệnh tiểu đường sớm để phát hiện và điều trị kịp thời

>>>Xem thêm: Người bình thường uống sữa tiểu đường được không?

Xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không?

Rất nhiều bệnh nhân chỉ được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thông qua xét nghiệm máu khi khám tổng quát. Ở giai đoạn đầu, bệnh tiểu đường dường như không có triệu chứng đặc biệt nên người bệnh dễ nhầm lẫn với những căn bệnh thông thường khác. 

Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện bệnh tiểu đường dựa vào sự bất thường trong các chỉ số sau đây:

  • Chỉ số đường huyết đo được lúc đói ≥ 7mmol/l
  • Chỉ số đường huyết đo được lúc bình thường ≥ 11.1 mmol/l đi kèm các triệu chứng như thường xuyên khát nước, thèm ăn (dù đang ăn), tiểu nhiều, sụt cân (dù đã ăn nhiều),...
  • Chỉ số đường huyết đo được sau khi thực hiện phương pháp tăng đường huyết ≥ 11.1mmol/l
  • Chỉ số HbA1c trong xét nghiệm ≥ 6.5%

Chỉ số đường huyết trong máu cao là bạn đã có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Chỉ số đường huyết trong máu cao là bạn đã có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Các cách phát hiện bệnh tiểu đường phổ biến khác

Không chỉ phương pháp xét nghiệm máu tiểu đường, một số xét nghiệm khác cũng có thể phát hiện bệnh tiểu đường. Khi bị nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh nhân.

Xét nghiệm nước tiểu

Bệnh tiểu đường có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu. Mức độ đường trong nước tiểu sẽ đánh giá được chỉ số đường huyết trong cơ thể. Đồng thời, mức độ protein (albumin) cũng giúp đánh giá được tình trạng thận để chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm bệnh tiểu đường bằng nước tiểu
Xét nghiệm bệnh tiểu đường bằng nước tiểu

Xét nghiệm C-peptide

C-peptide chính là một thành phần của insulin, được tạo đồng thời với insulin. Xét nghiệm C-peptide là một trong những xét nghiệm nhằm đánh giá chức năng sản xuất insulin của tuyến tụy, từ đó khoanh vùng được nguy cơ bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm C-peptide cũng xác định được người mắc bệnh tiểu đường loại 1 (thiếu insulin) hay tiểu đường loại 2 (kháng insulin) và đánh giá tình trạng kháng insulin của họ để có phác đồ điều trị phù hợp.

Xét nghiệm Insulin

Xét nghiệm Insulin có thể đánh giá được mức độ sản xuất insulin của cơ thể, đồng thời xem xét tình trạng cơ thể phản ứng với insulin để biết bệnh nhân đang mắc tiểu đường loại 1 hay loại 2.

Xét nghiệm Insulin để phát hiện bệnh tiểu đường
Xét nghiệm Insulin để phát hiện bệnh tiểu đường

Xét nghiệm đường huyết tự theo dõi

Xét nghiệm đường huyết bằng máy đo đường huyết tại nhà cũng có thể phát hiện ra sự bất thường trong các chỉ số, từ đó chẩn đoán được bệnh tiểu đường.

Ngoài những cách xét nghiệm trên thì xét nghiệm đường huyết không dung nạp, xét nghiệm các bệnh lý về gan, máu, tuyến giáp hoặc xét nghiệm gen cũng có thể giúp phát hiện bệnh tiểu đường.

Những ai nên xét nghiệm định lượng Glucose

Xét nghiệm định lượng Glucose được chỉ định thực hiện nhằm chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường loại 1, bệnh tiểu đường loại 2 và tiểu đường trong thai kỳ. Để làm xét nghiệm này, bệnh nhân không được ăn hay uống bất kỳ thứ gì trong ít nhất 8 tiếng trước khi lấy máu.


Người thừa cân và béo phì nên xét nghiệm bệnh tiểu đường

Một số đối tượng đặc biệt nên làm xét nghiệm định lượng glucose đó là:

  • Người từ 45 tuổi trở lên;
  • Người mắc chứng béo phì, thừa cân;
  • Người bị rối loạn lipid trong máu;
  • Người ít tập thể dục thể thao hoặc vận động thể chất;
  • Người mắc chứng cao huyết áp;
  • Người gặp triệu chứng ngưng thở trong lúc ngủ;
  • Người được chẩn đoán tiền tiểu đường;
  • Người mà gia đình có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường;
  • Phụ nữ đang trong thai kỳ;
  • Phụ nữ mắc chứng buồng trứng đa nang.

Nếu bạn không thuộc những đối tượng trên nhưng có các triệu chứng của bệnh tiểu đường thì sẽ được chỉ định làm xét nghiệm định lượng glucose:

  • Thường xuyên cảm thấy mắc tiểu và đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Bị sụt cân dù ăn rất nhiều.
  • Luôn cảm thấy khát nước dù uống rất nhiều nước.
  • Vết thương rất lâu lành.
  • Mắt bỗng dưng giảm thị lực.
  • Luôn cảm thấy đói bụng ngay cả khi đang ăn (tiểu đường loại 1).
  • Cảm thấy ngứa, tê hoặc đau tay, chân (tiểu đường loại 2).

Ở giai đoạn đầu, những dấu hiệu này xuất hiện không rõ ràng khiến bệnh rất khó phát hiện nếu không thông qua việc xét nghiệm. Vì vậy, bạn hãy chú ý đến những biểu hiện nhỏ nhất của cơ thể để kịp thời thăm khám.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này của NANOGROUP đã giải đáp được vấn đề liệu xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không. Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Với độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa như hiện nay, việc phát hiện sớm để kiểm soát lượng đường huyết và giảm thiểu nguy cơ do biến chứng là điều vô cùng cần thiết.

 N1-MEALNUTS DIAPRO là sản phẩm dinh dưỡng dành cho người bị tiểu đường
N1-MEALNUTS DIAPRO là sản phẩm dinh dưỡng dành cho người bị tiểu đường hoặc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Sữa Hạt Dinh Dưỡng Cao Cấp N1-MEALNUTS DIAPRO là sản phẩm dinh dưỡng được nghiên cứu dành cho người bị hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trong sữa có chứa các thành phần gồm: gạo lứt, yến mạch, đậu đỏ, đậu Hà Lan, bột bí đỏ, hạt dẻ cười, hạt hồ đào, óc chó, hạt ý dĩ. 

Nổi bật nhất là: 

  • Sản phẩm chứa hàm lượng Hạt Óc chó rất cao giúp người bệnh cảm thấy no lâu và giảm cảm giác thèm ăn.
  • Chiết xuất cây thìa xanh giúp kiểm soát được huyết và giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường.
  • Chất béo không no tốt cho tim mạch
  • Colostrum hỗ trợ kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch và tiêu hóa tốt. 

Việc uống hai ly N1-MEALNUTS DIAPRO mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bổ sung năng lượng, Vitamin và một số khoáng chất do mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng khi đang thực hiện chế độ kiêng khem. 

Facebook
Gọi ngay: 19008125