Ngày đăng: 17:07 01/07/2024 - Lượt xem: 93
Khi bước vào độ tuổi trung niên, mật độ chất khoáng trong xương sẽ suy giảm, đây là lúc chúng ta phải đối mặt với nguy cơ bệnh loãng xương. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thông thường, loãng xương sẽ diễn tiến âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng. Vậy tác hại của bệnh loãng xương do đâu? Phòng bệnh loãng xương bằng cách nào? Tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin.
Tác hại của bệnh loãng xương do đâu?
Quá trình loãng xương diễn ra âm thầm trong một thời gian dài với tình trạng giảm mật độ xương và với độ tuổi từ 50 trở đi thì triệu chứng đau mới xuất hiện. Các tác tác hại của bệnh loãng xương thường gặp có thể kể đến như sau.
Gãy xương là tác hại của bệnh loãng xương khá nặng mà người bệnh thường gặp phải. Lúc này, người bị loãng xương có thể gãy xương dù chỉ va chạm nhẹ hoặc thậm chí chỉ vì một cơn hắt hơi.
Thông thường, vị trí gãy xương thường xảy ra như: cột sống, cổ xương đùi, xương cổ tay,... đây là những vị trí quan trọng, nguy hiểm khiến người bệnh khó mà phục hồi, phải nằm tại chỗ nhiều ngày, nặng hơn là phải nằm điều trị dài ngày ở bệnh viện. Do đó, khi cảm thấy xương không đủ cứng cáp để duy trì hoạt động thường ngày thì người bệnh nên đến bệnh viện để đo và kiểm tra mật động xương định kỳ để biết được lượng canxi và khoáng chất quan trọng khác trong xương, từ đó có thể chẩn đoán về nguy cơ gãy xương.
Loãng xương là tình trạng xương bị giòn xốp và có bắt đầu mỏng dần
Người bệnh có cảm giác lạnh, ớn lạnh, thường xuyên bị chuột rút, đổ mồ hôi bất thường, sụt cân, vã mồ hôi, các khớp có dấu hiệu kêu lục cục.
Tác hại của bệnh loãng xương là gây rối loạn tư thế cột sống và bị chuột rút. Nghiêm trọng hơn là các đốt sống bị lún, xẹp khiến người bệnh bị cong vẹo cột sống, gù lưng và giảm chiều cao.
Gù lưng cũng là biểu hiện của bệnh loãng xương
Ở giai đoạn bệnh nặng, người bệnh loãng xương thường có triệu chứng đau nhức xương, đau đầu xương hoặc dọc theo các xương dài. Cơn đau tăng nặng hơn khi người bệnh vận động mạnh hoặc thời tiết thay đổi. Các cơn đau thường xuất hiện ở thắt lưng hay lan sang một hoặc hai bên mạn sườn, một số triệu chứng đi kèm như: co cứng cơ dọc cột sống, giật cơ khi đổi tư thế.
Tác hại của bệnh loãng xương gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh, do đó để phòng ngừa biến chứng của loãng xương từ sớm bạn hãy chủ động bằng các mẹo sau đây.
Lựa chọn các bài tập vận động cơ thể phù hợp sẽ thúc đẩy tăng mật độ xương cũng như cải thiện sự cân bằng để hạn chế tình trạng té ngã. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo an toàn hơn. Đối với những người ít vận động, trên 75 tuổi hoặc đang có bệnh lý thì theo khuyến cáo chung là nên thực hiện các tập luyện thể dục để phòng tránh loãng xương gồm:
Tập các bài thái cực quyền cũng là cách giúp cải thiện sự cân bằng cho cơ thể
Đạm (Protein) có trong mọi tế bào của cơ thể gồm cả xương. Theo hiểu nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc bổ sung Protein sẽ giúp tăng mật độ khoáng trong xương. Theo khuyến nghị, lượng đạm cần thiết mỗi ngày cho trọng lượng cơ thể là 0.4g. Một số loại thực phẩm giàu Protein gồm: trứng, phô mai, hạnh nhân,…
Bổ sung đạm vào chế độ ăn
Sữa hạt N1-Mealnuts Bone Joint là sản phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B nhằm tăng cường sức đề kháng.
Một số thành phần quý hiếm trong N1-Mealnuts Bone Joint: chiết xuất vuốt quỷ, D-Glucosamine Sulfate 2KCl, Chondroitin Sulfate, đạm thực vật.
>> Xem thêm: Sữa hạt N1-Mealnuts Bone Joint
Bổ sung sữa hạt cho người loãng xương
Lượng Canxi cần thiết cho cơ thể của một người trưởng thành là khoảng 1.000mg/ngày. Tuy nhiên, đối với đàn ông trên 70 tuổi và phụ nữ trên 50 tuổi thì cần tiêu thụ mức 1.200mg/ngày. Bởi vì nếu cơ thể thiếu Canxi, lúc này quá trình phân hủy xương sẽ diễn ra để bù đắp lượng chất cần thiết gây nên tình trạng loãng xương thường gặp. Do đó, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày là điều rất cần thiết. Một số nguồn thực phẩm giàu và Canxi có thể kể đến:
Vitamin D giúp quá trình hấp thụ Canxi thuận lợi và hiệu quả hơn. Cụ thể, mỗi ngày, cơ thể cần 600 IU đối với người lớn đến 70 tuổi và 800 IU đối với nhóm đối tượng trên 70 tuổi. Một số nguồn vitamin D bổ sung có thể tham khảo gồm:
Thuốc điều trị loãng xương vô cùng đa dạng. Trong đó, Bisphosphonates là thuốc loãng xương phổ biến được sản xuất dành cho phụ nữ sau mãn kinh hoặc người cao tuổi, nam giới thuộc nhóm nguy cơ (nghiện thuốc lá, rượu bia,…), có tác dụng ức chế quá trình hủy xương. Bisphosphonate dưới 2 dạng, với dạng uống 1 lần/tuần và dạng tiêm truyền tĩnh mạch thì l lần/năm.
Việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp xác định chuẩn xác độ chắc khỏe của xương cũng như phát hiện sớm loãng xương (nếu có). Hiện nay, phương pháp được áp dụng phổ biến là quét hệ thống hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA hoặc DEXA) bằng cách dùng một lượng nhỏ bức xạ để đo mật độ xương. Tuy nhiên, phương pháp này không thực sự phù hợp với tất cả các đối tượng. Do đó, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện phương pháp này là điều quan trọng.
Hy vọng thông qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại của bệnh loãng xương và cách phòng ngừa bệnh tiến triển. Đừng quên khi có nhu cầu tìm hiểu các sản phẩm sữa loãng xương hãy truy cập https://nanogroups.vn/ nhé!